- Kim ngạch xuất khẩu da thuộc của Pakistan giảm 17% trong 6 năm liên tiếp
-
15/07/2013
Kim ngạch xuất khẩu da thuộc của Pakistan đã giảm 17,21% trong 6 năm qua, từ mức 1,22 tỉ USD trong năm tài chính 2007/08 xuống còn 1,01 tỉ USD năm 2012/13.
Tỷ lệ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu ngành da Pakistan là âm và xuất khẩu giảm xuống còn 14,09% so với tăng trưởng dương trong khu vực lần lượt là 47%, 40% và 102% tại Trung Quốc, Ấn Độ và Bangladesh trong 6 năm tài chính vừa qua.
Ông Qasim Niaz, bộ trưởng thương mại Pakistan đã thảo luận các vấn đề quan trọng của ngành- vốn cung cấp khoảng 1 triệu việc làm cho người lao động của nước này tại cuộc họp tất cả các bên liên quan của ngành công nghiệp da. Ông Agha Saiddain, Chủ tịch Hiệp hội thuộc da Pakistan (PTA) đã tỏ ra thất vọng về tăng trưởng trì trệ trong 6 năm qua.
Pakistan mất 39% thị phần trên thị trường toàn cầu, trong khi tỉ lệ tăng trưởng toàn cầu từ năm 2007/08 đến 2011/12 là 40%.
Pakistan chiếm 1,25% thị phần trên thị trường toàn cầu năm 2007/08 trong tổng số 98 tỉ USD. Thị trường toàn cầu tăng lên 137,96 tỉ USD năm 2011/12, trong khi đó xuất khẩu của Pakistan giảm 14% trong giai đoạn này.
So với tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành da 1,22 tỉ USD năm 2007/08, xuất khẩu năm 2012/13 đạt 1,010 tỉ USD. Thật là ngạc nhiên, khi nước này có đàn gia súc giàu có lại chỉ chiếm 0,76% thị phần toàn cầu so với thị phần 37,5%; 13%; 6% và 3,5% của Trung Quốc, Italia, Việt Nam và Ấn Độ theo thứ tự lần lượt. Chính phủ những nước này đặc biệt chú ý đến ngành da ở đất nước của họ, tập trung nhân lực và cung cấp việc làm cho các ngành yếu hơn của xã hội.
Ấn Độ đã bơm 4.000 triệu rupee, 9.130 triệu rupee và 12.510 triệu rupee trong Kế hoạch phát triển da Ấn Độ lần thứ 10,11 và 12. Trong khi, theo Khung chính sách thương mại chiến lược (STPF) 2012/15, Hội đồng xúc tiến xuất khẩu da đã được thành lập mà không có bất kỳ một sáng kiến nào cho chính phủ trong suốt một năm qua.
PTA đang yêu cầu chính phủ những chính sách ưu tiên cho ngành da. Trái ngược với điều này, chính phủ đã rút vốn trợ cấp khi tham gia hội chợ quốc tế. Nguồn vốn trợ cấp được thanh toán từ nguồn vốn tự có của ngành được thu theo Quỹ phát triển xuất khẩu với tỉ lệ 0,25% từ mỗi lô hàng xuất khẩu.
Một lý do chủ yếu khác làm suy giảm xuất khẩu được cho là khủng hoảng năng lượng, đối với tất cả các ngành nói chung và ngành da nói riêng.
Xuất khẩu da xanh ướt là một yếu tố quan trọng làm chậm tăng trưởng của ngành da chúng tôi. Pháp luật và tình hình trật tự, ảnh hưởng của cuộc chiến tranh chống khủng bố, chi phí kinh doanh ngày càng gia tăng và các chính sách sai trái của Hội đồng liên bang doanh thu (FBR) đã gây kích thích, cản trở xuất khẩu của ngành da.
Chính phủ rút trợ cấp xây dựng nhà máy xử lý chất thải, nước thải được cho phép theo STPF 2009-12. Bước khắc phục ngay lập tức cần phải được thực hiện để ngăn chặn tình trạng trì trệ và suy giảm xuất khẩu trong 5 năm qua.
Pakistan đứng vị trí thứ hai sau Italia về chất lượng da và ngành công nghiệp da không khó khăn có thể đạt được tốc độ tăng trưởng 46,6%.
Saidain cho biết Pakistan mất 40% thị phần toàn cầu trong 6 năm qua, đó là điều đáng báo động.
Lefaso.org.vn
Tin tức liên quan
12/07/2013
12/07/2013
11/07/2013
11/07/2013
10/07/2013